Theo phong tục của người Việt Nam từ xưa vạn vật đều tuần hoàn có khởi thuỷ phải có tận cùng. Khởi thuỷ trong 1 năm chính là khoảng khắc giao thừa và kết thúc cũng chính tại thời khắc này. Vào đêm giao thừa mọi nhà từ Bắc – Trung – Nam ai cũng chuẩn bị chu đáo mâm cơm cúng giao thừa vào khoảnh khắc linh thiêng ấy.
Cúng giao thừa nét đẹp văn hoá tâm linh của người Việt
Giao thừa là thời khắc vô cùng quan trọng và thiêng liêng, dất và trời giao hoà âm dương tương hỗ, đánh dấu sự khép lại năm cũ để chuyên giao sang năm mới tiễn đưa cái cũ cái không tốt trong năm cũ để bước sang năm mới vui vẻ hạnh phúc hơn.
Trong giây phút ấy, với người Việt Nam ta, dù nắng hay mưa dù giàu sang hay nghèo khó nhất định phải chuẩn bị những mâm cơm cúng để tỏ lòng thành kính với đất trời với ông bà tổ tiên. Bữa cơm cúng giao thừa cũng tựa như một lời mời tổ tiên về ăn Tết với gia đình con cháu. Nhà nhà thắp hương, đốt trầm, hương vòng ngào ngạt, những ngọn đèn dầu hay những ngọn nến được thắp trên mâm cơm cúng giao thừa như tăng thêm vẻ huyền bí cho thời khắc thiêng liêng này.
Mâm cơm cúng giao thừa sẽ tuỳ theo gia chủ tuỳ phong tục mà sửa soạn và được cúng trong nhà hay ngoài trời. Mỗi cách cúng lại có những ý nghĩa khác nhau.
Vì sao lại cúng giao thừa ngoài trời? Giao thừa ngoài trời cúng ai?
Theo các cụ vẫn kể lại rằng mỗi năm có một ông Hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì các cụ xưa hình dung trong phút cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng “mắt trần tục” ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì.
Các cụ ta thường quan niệm rằng nhân gian được cai quản bởi quan quân triều đình đứng đầu là quan toàn quyền có tên là ông Hành. Cứ mỗi năm 1 lần vào thời khắc giao thừa Thiên đình sẽ phái quan quân xuống hạ giới để thay toàn bộ quan quân trông nom, cai quản hạ giới.
Các cụ cũng quan niệm năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới sẽ được nhờ như: Ít thiên tai, ko có chiến tranh, được mùa, không bệnh tật… ngược lại thìmọi người thường phải chịu đau chịu khổ. Các cụ hình dưng phút ấy quan quân bay đầy trời, tấp nập hối hả( dĩ nhiên là người trần mắt thịt không nhìn thấy)
Khoảng khắc giao thừa ngắn nên việc bàn giao tiếp quản công việc của cả hạ giới hết sức khẩn trương nên các vị quan quân không thể vào nhà khề khà mâm bát, chỉ có thể dừng lại vài giây ăn vội vàng thậm chí chỉ kịp chứng kiến tấm lòng thành của gia chủ. Chính vì thế mà mâm cỗ cũng giao thừa ngoài trời các cụ ta thường sửa soạn không quá cầu kỳ mà theo cách đơn giản cho quan quân kịp ăn nhanh hoặc mang theo.
Cúng giao thừa trong nhà
Giao thừa là thời khắc vô cùng linh thiêng để tưởng nhớ và tỏ lòng thành kính tới ông bà tổ tiên. Ngoài việc sửa soạn mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời nhiều nhà còn sửa soạn mâm cơm cúng trong nhà để mời tổ tiên ông bà về cùng ăn tết với gia đình. Mâm cơm cúng giao thừa trong nhà thường thịnh soạn đầy đủ hơn mâm cúng ngoài trời vì quan niệm mời gia tiên về ăn tết nên phải đầy đủ mọi thứ.
Ngày nay việc cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời không quá quan trọng như trước bởi cái chính vẫn là lòng thành của mỗi gia đình, tuỳ theo từng hoàn cảnh không phải cứ mâm cao cỗ đầy mới là lòng thành cái chính vẫn là lòng thành kính. Mâm cúng thịnh soạn hay đơn sơ cũng là để cho mỗi thành viên trong gia đình cùng tưởng nhớ đến tổ tiên, nguồn cội, cũng là thời khắc gia đình sum họp, ngồi ôn lại chuyện cũ đã qua và cùng nhau hân hoan đón chào một năm mới với những hi vọng may mắn sẽ đến với mỗ thành viên trong gia đình.