Củ khoai tây là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Giá trị và hàm lượng dinh dưỡng của khoai tây rất cao đặc biệt là vitamin nhóm B và kali.
Không những chứa nhiều chất dinh dưỡng mà khoai tây còn có tác dụng chữa bệnh, là thức ăn tốt cho bệnh nhân bị loét dạ dày, sỏi thận, tiểu đường. Khoai tây còn có công dụng giúp chị em giảm béo nữa. Chính vì lợi ích tuyệt vời của khoai tây nên khoai tây thường được sử dụng nhiều trong các món ăn của các bà nội trợ. Tốt như vậy nhưng khoai tây cũng là thực phẩm dễ bị hỏng, dễ bị mọc mầm, không những mất chất dinh dưỡng mà còn bị biến chất tác dụng không tốt tới sức khỏe.
Vậy làm thế nào để bảo quản khoai tây không bị mọc mầm ? Nếu chưa biết cách hãy tham khảo cách bảo quản khoai tây không bị mọc mầm dưới đây nhé.
1. Cách bảo quản khoai tây
- Giữ khoai tây luôn khô ráo, chỉ nên rửa khoai khi sử dụng
- Bảo quản khoai tây ở những nơi mát ( tầm 10 độ C) , để khoai nơi tối tránh ánh sáng mặt trời. Khoai tây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời dễ bị chuyển sang màu xanh, nếu để khoai ở nhiệt độ bình thường sẽ chỉ được khoảng 2 tuần .
- Không để khoai tây cùng hành khô, không cắt trong túi nilon hay hộp kín
- Tuyệt đối không để chung với táo tàu nếu không khoai dễ mọc mầm và biến chất thành độc hại
- Loại bỏ củ hỏng hoặc sắp hỏng không để lan sang củ khác
2. Cách lựa chọn những củ khoai tây ngon
- Chọn khoai tây có vỏ nâu đỏ, ruột vàng là khoai tây ta khoai sẽ rất bở không bị sượng
- Chọn khoai tây đà lạt chính hãng
- Chọn khoai tây có vỏ vàng đậm, ruột vàng sẽ ngon hơn vỏ vàng nhạt và trắng
- Chọn củ lành lặn không vết xước, kích thước đều nhau
- Nếu bắt buộc phải chọn những củ có vết xước hoặc sẹo do quá trình khai thác thì nên sử dụng ngay
- Không mua khoai tây đã mọc mầm, không mua khoai có vỏ chuyển sang màu xanh
Không nên sử dụng củ khoai tây đã mọc mầm hoặc vỏ chuyển sang màu xanh vì ngoài việc còn ít giá trị dinh dưỡng thì những củ khoai này còn chứa sollanine 1 chất đắng và độc có khả năng gây rối loạn thần kinh và ngộ độc thức ăn.